Chú Giải Tin Mừng Ngày 17.12 Tuần Bát Nhật Trước Giáng Sinh (Mt 1,1-17) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
NGÀY 17.12 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Mt 1,1-17

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: St 49,2-8-10

NB: Từ hôm nay, Tin Mừng trình bày cho chúng ta điều xảy ra trước khi Chúa Giêsu sinh ra. Các Tin Mừng thời thơ ấu.

Chúng ta ghi nhận là Bài đọc thứ nhất trích từ Cựu ước luôn phù hợp với đoạn Tin Mừng này.

Hon là một sự trùng hợp nhất là Matthêu đã viết những đoạn này và nhấn mạnh sự hòa hợp giữa Cựu và Tân Ước: Chúa Giêsu chính là Đấng Israel đợi trông, Đấng đã được hứa nhiều lần và bằng nhiều cách...".

Giacob gọi con cái ông lại và nói "Ta loan báo cho biết những điều sẽ xảy đến trong những ngày sau hết..."

Đây là di chúc của Giacob mà gia phả sẽ nói với chúng ta trong Tin Mừng. Dân Israel từ những nguồn gốc xa xưa, đã được Thiên Chúa mời gọi hy vọng. "Ta muốn loan báo cho biết điều sẽ xảy đến trong những ngày phải đến”…

Một dân hướng về tương lai.

Một dân biết rằng lịch sử đi tới, tiến triển.

Một dân biết rằng Thiên Chúa góp phần vào đó.

Dân tiến bước, chắc chắn thành đạt điều Chúa chuẩn bị. Dân của niềm hy vọng. Nhân loại có một điều phải tới nhân loại không đi vào ngõ cụt. Tôi có phải là người của niềm hy vọng không?

Giuđa, anh em con sẽ ca tụng con... Giuđa là sư tử con, hỡi con của Cha.

Đây là chứng cớ mầu nhiệm cho thấy không phải chỉ có con người làm nên lịch sử. Thiên Chúa can thiệp với sự tự do hoàn toàn của Người: Không phải Ruben anh cả, cũng không phải Simêon anh thứ, cũng không phải Lêvi, người con thứ ba sẽ thừa tử lời hứa, nhưng mà là Giuđa, người con thứ tư.

Lời chúc tủa Giacob trên ông chủ không phải trên những người khác có ý nghĩa của nó. Chính Thiên Chúa chọn lựa. Này, Người đã thắng, sư tử nhà Giuđa" (Kh 5,5).

Chúa Giêsu sẽ sinh ra tại Bêlem, xứ Giuđêa. Thiên Chúa đã nghĩ tới điều đó.

Lạy Chúa, xin làm cho chúng con sẵn sàng với chương trình Chúa, với điều Chúa muốn làm cho đời chúng con, nhờ các trách vụ của chúng con.

Phủ việt sẽ không cất khỏi Giuđa gậy chỉ huy sẽ không rời khỏi chân nó cho đến lúc. Đấng Thiên Sai ngự đến, là Đấng Chư dân đợi trông

Câu này rõ rệt là lời tiên tri: Một người trong dòng họ Giuđa sẽ cai trị không phải trên các chi họ khác trong dân ưu tuyển mà còn trên mọi dân tộc. Qua các thế hệ, các thăng trầm và các thất bại trong lịch sử, niềm hy vọng lạ lùng này vẫn được duy trì một “Đấng Cứu Tinh " sẽ sinh ra bởi nhà Giuđa (Mt 2,6).

Nay lời tiên báo đã được thực hiện. Chúa Kitô đã đến.

Nhưng niềm hy vọng sâu xa còn ở trong ta vì Nước Người. chứa cùng. Và chúng ta nữa, chúng ta : hướng vọng về sự thể hiện đầy đủ Nước Chúa: Xin cho Nước Chúa trị đến, Dưới đất cũng như trên trời… Tôi phải làm gì cho việc này?

ĐỌC BÀI II: Mt 1,1-17

Giờ đây, lễ Noel đã gần kề.

Để chuẩn bị cách trực tiếp hơn cho ngày đó, Giáo hội tổ chức trước Tuần "Bát nhật": tám ngày từng bước sẽ hướng dẫn chúng ta tiến dần tới ngày 25 tháng Mười Hai.

Khởi sự tuần bát nhật, là trọn trang đầu của Tin Mừng theo thánh Matthêu.

Sách gia phả của Chúa Giêsu, Con vua Đavít, con của Abraham...

Theo văn mạch của bản văn Hy Lạp , có thể dịch là: “Sách khởi nguyên của Chúa Giêsu Kitô…”.

Đó như một cuộc tạo thành mới được khởi sự... một cuốn Kinh Thánh mới được mở ra cho trang đầu tiên.

Thánh Phaolô sẽ nói rõ rằng, Chúa Giêsu là “Adam mới": Thực vậy, nhờ Người, một nhân loại mới đang khởi sự đang sinh thành.

Người ta có thể dám nói rằng : Đó là một loại người mới đang bắt đầu không?

Abraham, Isaac, Giacóp, Giuda... Booz, Giêsê, Đavít, Salomon, Roboam... Giuse, Maria, Giêsu....

Một bản dài ghi các tên gọi.

Nhiều vị nổi danh. Họ đã nắm giữ một chỗ đứng trong lịch sử Israel. Đó là một kiểu ngược dòng lịch sử nhân loại. Chúa Giêsu không phải là kết quả của một, ngẫu nhiên, từ đâu rớt xuống mà người ta không biết! Người có nền tảng trong dòng dõi các bậc tiên tổ cụ thể: như thế, Người là một “con người" thực sự, chia sẻ hoàn toàn thân phận con người, với những giới hạn và đặc thù của nó. Hàng ngàn người nam nữ, cha mẹ, đã sản sinh, đã khẩn thiết ngóng đại để một ngày nào đó, hoa quả tuyệt vời của nhân loại chín mùi.

Đó là một nhân loại mới phát sinh trong Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, nó cần được liên tục tiếp nối với tất cả những gì còn lại của nhân loại.

Phần tôi, gốc rễ của tôi là gì?

Tôi cần phải tiếp tục điều gì nữa? Tôi phải sinh mới điều gì?

Thamar, Raad, Rút, bà vợ của Ria...

Thật là ngạc nhiên khi thấy bốn tên người mù trong bản gia phả trên, mà bản gia phả chủ yếu đề cao phái nam. Điều đó càng trở nên lúng túng khó hiểu. Khi nhận ra những người mù đó là ai! Đó không phải là những phụ nữ sáng giá do nếp sống đạo đức, ngược lại họ thuộc loại người bất thường đáng trách.

Thamar, nhờ mưu mô, đã có con với bố chồng (St 38,1-30). Đó là thời kỳ đen tối ! Raad, là một kỹ nữ (Gs 2,6) Rút, một bà góa ngoại giáo thuộc vùng đất ngoại ( R4, 12). Cuối cùng là Bétsabê, người đàn bà ngoại tình của Đavít, và là mẹ của Salômôn (2 Sm 11).

Rõ ràng Matthêu có hậu ý khi chọn lựa những khuôn mặt như thế.

Chúa Giêsu đến cứu chuộc con người, bằng ơn thánh.

Mọi người được kêu gọi đến với ơn cứu độ phổ quát này.

Tôi có tin rằng, tình yêu nhưng không và cứu độ xem ra khó có thực, lại ở trong Thiên Chúa không?

Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, gọi là Đức Kitô.

Đó là mục đích thực sự khi thiết lập bản gia phả trên .

Ngay từ đầu, cần xác quyết Chúa Giêsu là “Đấng Cứu Thế"

là đấng mà toàn thể lịch sử Israel ngóng đợi, là con vua Đavít.”

Trước khi xác quyết cách mạnh mẽ việc thụ thai trinh khiết của Chúa Giêsu (Mt 1,23-25), Matthêu chấp nhận Chúa Giêsu thuộc dòng tộc của mình, bằng cách chiếu theo luật và pháp lý coi Người là một người con của vua Đa vít”

Đối với người Phương Tây, khi xác quyết trên xem ra chống nghịch nhau, nhưng lại hoàn toàn tương hợp với điều mà ta biết qua các bản gia phả nơi các người Sêmit.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Gia phả Đức Giê-su Ki-tô

1 Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vit, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham:

2 Ông Áp-ra-ham sinh ông I-xa-ác; ông I-xa-ác sinh ông Gia-cóp; ông Gia-cóp sinh ông Giu-đa và các anh em ông này;3 ông Giu-đa ăn ở với bà Ta-ma sinh ông Pe-rét và ông De-rác; ông Pe rét sinh ông Khét-xơ-ron; ông khét-xơ-ron sinh ông A-ram;4 ông A-ram sinh ông A-mi-na-đáp; ông A-mi-na-đáp sinh ông Nác-son; ông Nác-son sinh ông Xam-mon;5 ông Xam-mon lấy bà Rút sinh ông Ô-vết; ông Ô-vết sinh ông Gi-sai;6 ông Gi-sai sinh vua Đa-vít.

Vua Đa-vít lấy vợ của ông U-ri-gia sinh vua Sa-lô-môn;7 vua Sa-lô-môn sinh vua Rơ-khóp-am; vua Rơ-khóp-am sinh vua A-vi-gia; vua A-vi-gia sinh vua A-xa; 8 vua A-xa sinh vua Gio-ram; vua Gio-ram sinh vua Ut-di-gia;9 vua Ut-di-gia sinh vua Gio-tham; vua Gio-tham sinh vua A-khát; vua A-khát sinh vua Khi-đơ-ki-gia;10 vua Khi-đơ-ki-gia sinh vua Mơ-na-se; vua Mơ-na-se sinh vua A-mon; vua A-mon sinh vua Giô-si-gia;11 vua Giô-si-gia sinh vua Giơ-khon-gia và anh em các vua này; kế đó là thời kỳ lưu đày ở Ba-by-lon.

12Sau thời kỳ lưu đày ở Ba-by-lon, vua Giơ-khon-gia sinh ông San-ti-ên; ông San-ti-ên sinh ông Dơ-rúp-ba-ven;13 ông Dơ-rúp-ba-ven sinh ông A-vi-hút; ông A-vi-hút sinh ông Ên-gia-kim; ông Ên-gia-kim sinh ông At-dua;14 ông At-dua sinh ông Xa-đốc; ông Xa-đốc sinh ông Gia-khin ; ông Gia-khin sinh ông Ê-li-hút; 15 ông Ê-li-hút sinh ông Ên-a-da; ông Ên-a-da sinh ông Mát-tan; ông Mát-tan sinh ông Gia-cóp;16 ông Gia-cóp sinh ông Giu-se, chồng bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.

17 Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, là mười bốn đời. Từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời, và thời kì lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời.

HOÀN CẢNH:

Viết lại tiểu sử một nhân vật nào, phải chăng là làm cho nhân vật đó sống lại

Thánh Mát-thêu viết lại gia phả Đức Giê-su là để giới thiệu: Chúa Giê-su là Đấng muôn dân mong đợi, Đấng mà các tiên tri của dân Do Thái loan báo trước, nay đã có mặt trong lịch sử nhân loại, Đấng đó không phải là nhân vật thần thoại, tưởng tượng nhưng là có thật.

Ý CHÍNH:

Bài gia phả này cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lịch sử dân Do Thái, khởi đầu từ Áp-ra-ham; và vì thế chúng ta thấy rõ nguồn gốc, thân thế, sự nghiệp của Đức Giê-su.

TÌM HIỂU:

Đọc bản gia phả Đức Giê-su , chúng ta có thể nhận ra những ý nghĩa sau đây:

“Đức Giê-su Ki-tô, con vua Đa-vít, con Áp-ra-ham”:

- Đức Giê-su tuy sinh ra sau cùng nhưng lại đứng đầu sổ. Điều này chứng tỏ Đức Giê-su là cùng đích lịch sử. Vì Người mà Áp-ra-ham cũng như Đa-vít và dân Do Thái được tuyển chọn. Nhân vật quan trọng không phải là Áp-ra-ham hay Đa-vít mà là Đức Giê-su.

Mát-thêu gợi cho chúng ta nhận ra nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa cho Áp-ra-ham, Đa-vít và dân Do Thái.

Người Do Thái rất hãnh diện vì được gọi là con của Áp-ra-ham, các Kitô hữu cũng lấy làm vinh dự được làm anh em của Đức Giê-su.

- Một đặc điểm nữa của bản gia phả này là Mát-thêu kể tên bốn người đàn bà xa lạ không có quốc tịch Do Thái để cho chúng ta hai bài học:

1. Bài học về tính cách phổ quát của Hội Thánh.

Ta-ma và Ra-kháp là người Ca-na-an,

Rút là dân Mo-áp

Vợ của U-ri-a là người Tiểu Á.

Các bà tuy thế cũng là tổ mẫu của Đấng Cứu Thế. Còn bao nhiêu bà khác là chính gốc Do Thái như Sa-ra, Re-béc-ca, Ra-Khen … thánh Mát-thêu lại không kể đến. Đó là bài học về tính cách phổ quát của dân Chúa, vì dân Chúa không hạn định vào một dân tộc nào ở trần thế.

Với Áp-ra-ham, Thiên Chúa chọn riêng một dân và cho dân đó nhiều đặc ân.

Nhưng với Đức Giê-su, Thiên Chúa khai sinh một dân mới. Dân này không còn căn cứ vào dòng họ xác thịt nữa.

Biên giới của dân này cũng không còn thu hẹp trong địa cư Do Thái. Đức Giê-su đến để phá tung biên giới chật hẹp đó. Dân Người từ đây bao gồm cả những người ngoại đạo.

Ơn cứu chuộc của Thiên Chúa chảy ra trên mọi dân tộc chứ không dành riêng cho một hạng người nào. Đây là đặc điểm công giáo tính của Hội Thánh Chúa.

2. Bài học về Thiên Chúa quan phòng.

Một bài học khác nữa thánh Mát-thêu muốn đưa ra khi viết tên các bà này là sự quan phòng lạ lùng của Thiên Chúa.

Bà Ta-ma loạn luân, đã bị từ chối không được có con, thế mà sau cùng lại đã sinh con.

Ra-kháp từ đứa gái điếm đã được nhập vào gia tộc của Sa-lo-mon.

Rút là dân Mô-áp (một dân mà người Do Thái ghét thậm tệ) đã từng là một cô mót lúa nghèo khổ trở nên phu nhân của một công dân Do Thái thuộc hoàng tộc Giu-đa.

Bét-xê-ba ngoại tình, là vợ của một viên tướng ngoại đạo đã được làm hoàng hậu dân Do Thái, và đức con của bà là Sa-lo-mon, đã được nối gót Đa-vít và Thiên Chúa đã cho ông nên khôn ngoan tuyệt vời.

Không ai có thể suy luận ra công việc của Thiên Chúa là. Tục ngữ Bồ-đào-nha có câu: “Thiên Chúa viết thẳng qua đường cong”.

Quả vậy, chỉ Thiên Chúa mới có quyền đánh giá ai được đón nhận ơn cứu chuộc. Những việc lạ lùng Chúa đã thực hiện nơi các bà kể trên đây chứng tỏ Thiên Chúa hoàn toàn tự do trong việc lập lại một dân riêng của Người. “Không phải chúng con chọn thầy; nhưng chính thầy đã chọn các con” là vậy!

Tất cả các việc Chúa làm trên đây chỉ dọn đường cho việc lạ lùng cả thể mà câu 16 sẽ nêu ra:

“Gia-cóp sinh ra Giuse, chồng bà Ma-ri-a thì Đức Giê-su gọi là Ki-tô đã sinh ra đời”.

Danh sách các tổ phụ kết thúc với tên Giêsu,vì Tin Mừng nói:“bởi Ma-ri-a” (chứ không bởi Giuse) mà Đức Giê-su ra đời. Như vậy Đức Giê-su sinh ra không phải bởi yếu tố truyền sinh của một nam nhân nào cả, mà ở đây chính Ma-ri-a được nên làm Mẹ của Giê-su, còn Giu-se chỉ là phụ thuộc, làm cha nuôi thôi.

Sự kiện trên đây cho chúng ta thấy:

Dân Thiên Chúa được sinh ra bởi Thánh Thần: từ nay có một kiểu mới để nhập quốc tịch vào dân Thiên Chúa. Dân Thiên Chúa không phải lệ thuộc vào dòng họ nữa: Chúa Giê-su, Đấng khai sinh dân mới này đã sinh ra bởi Thánh Thần: Từ nay có một kiểu mới để nhập tịch vào dân Thiên Chúa. Dân Thiên Chúa không phải lệ thuộc vào dòng họ trần gian nữa: Chúa Giê-su, Đấng khai sinh dân mới này đã sinh ra bởi Thánh Thần, như lời sứ thần Chúa nói với Giu-se (Mt 1,20), thì công dân Nước mới này cũng phải dựa vào ân sủng của Thánh Thần để sống và củng cố quyền công dân của mình.

Hội Thánh mà Chúa Giê-su thiết lập là dân Do Thái mới; vì với Chúa Giê-su, một nòi giống nhân loại mới đã ra đời, nòi giống này sống hoàn toàn trên ân sủng nhưng không của Thiên Chúa và của Thánh Thần.

17 “… từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đavít là mười bốn đời”:

Chọn con số 14 để chia gia phả làm ba giai đoạn bằng nhau, Mát-thêu gợi lên sự quan phòng kì diệu của Thiên Chúa. Số 3 và 7 là hai con số đạo đức coi là biểu tượng của sự hoàn chỉnh; 14 là hai lần 7; ba chuỗi 14 diễn tả sự đều đặn kì diệu trong lịch sử Áp-ra-ham đến Chúa Giê-su.

Sau những hàng chữ khô khan của bản kê khai ấy, ta phải thấy cả một lịch sử của lòng thương yêu Thiên Chúa đối với dân Người, và do đó cũng đối với tất cả nhân loại.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Khi đưa Đức Giê-su vào gia phả của dòng tộc đã từng bất trung, thánh Mát-thêu muốn nhấn mạnh hai điều chủ yếu này: 

a) dù dòng tộc Áp-ra-ham và Đa-vít là một dòng tộc bất trung, Thiên Chúa vẫn luôn trung thành với lời Người đã hứa với họ, Thiên Chúa đã cho xuất hiện một đấng sẽ làm chủ ngôi báu Đa-vít, được trường tồn vạn kỷ và dòng tộc Áp-ra-ham đông như sao trên trời, như thế tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn lớn hơn tội lỗi loài người và không một tội lỗi phản nghịch nào nơi loài người có thể phá hủy được kế hoạch yêu thương đời đời của Chúa.

b) Khi chấp nhận đứng chung trong gia phả loài người. Chúa Giê-su đã trở thành ruột thịt của những người tội lỗi. Người đã mang vào thân mình thân phận của định mệnh chung của nhân loại, làm cho vận mệnh chung của nhân loại tội lỗi nên chính vận mệnh của Người. Như vậy:

Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, thì loài người cũng được nên con cái Thiên Chúa. Như thế, chúng ta được thực sự tham dự vào địa vị, chức phận và quyền lợi của con cái Thiên Chúa.

2. Tuần lễ thứ 17 đến 24 tháng 12 là tuần bát nhật, có mục đích hướng lòng chúng ta về Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta. Vì thế qua bản gia phả này, chúng ta xác tín và may mắn hơn trong việc chuẩn bị tâm hồn và đời sống đón nhận Chúa Ki-tô trong cuộc sống của mình và nhất là trong giờ sau hết của cuộc đời.

3. Qua những nhân vật bất xứng trong gia phả Đức Giê-su, chúng ta nhận thấy : Thiên Chúa có thể nhìn đến và sử dụng chúng ta, không gì có thể cưỡng lại ý định của Thiên Chúa, dù nó là quá khứ đen tối hay sự bất toàn của chúng ta. Bởi vì trong Đức Ki-tô, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, những gì hèn hạ đã trở nên cao trọng, những gì xấu xa đã được thanh tẩy, những gì vô nghĩa được mặc một giá trị và những gì trần tục sẽ được thần linh hoá. Chúng ta đừng mặc cảm về những yếu hèn của mình, nhưng hãy tin tưởng và trông cậy để dâng cuộc đời mình cho Thiên Chúa.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.